Ở PHÍA BẮC NAM MỸ, KHU RỪNG AMAZON ĐƯỢC CON SÔNG AMAZON VÀ VÔ SỐ CÁC NHÁNH SÔNG CŨNG NHƯ CÁC DÒNG CHẢY KHÁC CHIA CẮT. HAI BÊN BỜ CÁC DÒNG NƯỚC NÀY TẬP HỢP NHIỀU LOÀI SINH VẬT SỐNG ĐA DẠNG. NHƯNG ẨN CHỨA TRONG NÓ LÀ NHỮNG MỐI NGUY HIỂM RÌNH RẬP VỚI VÔ VÀN NGUY HIỂM.
1. CÁ SẤU CAIMAN ĐEN có chiều dài 6 m và cân nặng 300 kg. Chúng có thể săn khỉ, hươu và thậm chí cả trăn Nam Mỹ. Ngoài khả năng rình mồi và lớp ngụy trang hoàn hảo, cá sấu Caiman đen còn có lực hàm cực mạnh. Chúng thường đớp rồi lôi con mồi xuống nước, lộn tròng để xé xác.
Cá sấu Caiman đen
Nhìn chú cá sấu cũng hiền mà sao bộ hàm sắc thế
2. TRĂN ANACONDAlà một trong những loài thuộc họ rắn lớn nhất thế giới: nó có thể dài hơn 7 m. Loài trăn Ananconda không có nọc độc này giết con mồi bằng cách làm cho chúng ngạt thở. Thậm chí nó còn tấn công cả cá sấu nữa cơ đấy! Tuy nhiên, khi cảm thấy gặp nguy hiểm nó bơi đi trốn ngay
"Cùng là họ rắn sống dưới nước nhưng sao anh trăn to thế"- một thanh niên rắn nước chia sẻ
3. BÁO ĐỐM NAM MỸlà loài lớn nhất thuộc họ mèo ở Nam Mỹ. Đây là một kẻ săn mồi với tốc độ đáng sợ với vận tốc có thể đạt tới 98 km/h, tuy nhiên khá nặng nề để có thể di chuyển dễ dàng trong đám cây cối nhưng bơi lội rất giỏi. Ngày cũng như đêm, nó săn mồi gần các con sông và nhánh sông.
Anh ngáp thôi đấy nhá thực ra là khoe hàm răng sắc bén này thôi
Anh mà chạy thì chấp chú cả km nhá
Anh báo ngầu ghê chưa
4. CÁ RĂNG ĐAO (PIRANHA)là loài cá những chiếc răng hình tam giác sắc nhọn, nổi tiếng hung dữ. Chúng sống trong dòng sông Amazon và di chuyển theo đàn. Chúng có thể xâu xé hết một con lợn nước chỉ trong vài phút.
Thấy anh chăm sóc răng kĩ không ngày ba buổi đấy
Anh là lúc nào cũng phải làm mặt thế này thì các chú mới sợ anh chứ
5. ẾCH PHI TIÊU ĐỘC là loài ếchcó màu sắc sặc sỡ nhưng ẩn chứa bên trong là một chất độc chết người được các thổ dân da đỏ sử dụng để tẩm lên mũi tên của họ
Các chú đừng thấy anh nhỏ con vậy mà xem thường nhá anh không
phải "đậu vừa rang " đâu, bắn phát chết luôn đấy.
HÔM NAY, CHÚNG TA SẼ TIẾN VỀ VÙNG NAM CỰC LẠNH GIÁ, NƠI CÓ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THẤP NHẤT TRÊN TRÁI ĐẤT ĐỂ GẶP GỠ MỘT LOÀI ĐỘNG VẬT MẬP Ú VỚI BỘ LÔNG TRẮNG ĐEN VÀ ĐỘ DỄ THƯƠNG THÌ VÔ ĐỐI! Chim cánh cụt là loài chim không biết bay mà đi lạch bạch và bơi như cá! Tất cả loài chim cánh cụt đều sống thành đàn trên băng. Mặc dù có kích thước và màu lông khác nhau song chúng lại rất giống nhau. Chúng có nhiều loài khác nhau như chim cánh cụt Hoàng Đế , chim cánh cụt Macaroni , chim cánh cụt Adélie ,... Chim cánh cụt Hoàng Đế Chim cánh cụt Macaroni Mùa đông, khi tuyết rơi và gió bão tuyết thổi mạnh, chim cánh cụt đứng quây thành vòng tròn, con nọ sát con kia, lưng hướng ra phía gió. Người ta nói rằng chúng tạo thành "con rùa". Chúng có thể đứng như vậy nhiều giờ mà không cần ăn. Thỉnh thoảng chúng lại đổi vị trí: con đứng giữa sẽ thay chỗ cho con đứng ngoài. Chim cánh cụt tạo đàn che chắn cho con Một số loài chim cánh cụt có thể giao phối c...
Sau sự biến mất đầy bí ẩn của các loài khủng long, cách đây 65 triệu năm, những động vật có vú đầu tiên đã phát triển trên Trái đất. Bộ não của chúng to hơn và con non không hình thành trong trứng mà phát triển từ trong bụng mẹ. Động vật có vú phân hóa thành các loài côn trùng, loài gặm nhấm, loài ăn thịt...Hàng triệu năm sau, rất nhiều loài động vật có vú đầu tiên này cũng biến mất. Những loài khác đã tiến hóa để trở thành những loài vật mà chúng ta biết ngày nay. Megatherium (Đại thú), một loài lười khổng lồ ở Nam Mỹ, có bộ lông dày như một con gấu! Nó nặng hàng tấn và khi đứng thẳng nó cao tới 7 m! Khi đứng bằng hai chân sau, con quái thú có động tác chậm chạp này có thể dùng vuốt tóm lấy các cành cây cao nhất để đưa vào miệng. Eohippus (ngựa thủy tổ) nhỏ hơn một con cáo và là tổ tiên của loài ngựa. Nó sống trong các cánh rừng của Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Loài ngựa đầu tiên này không có móng guốc, những các ngón chân cho phép nó chạy dễ dàng trên đất mềm Hổ Smilo...
Ở PHẦN 1 CHÚNG TA ĐÃ GẶP GỠ VỚI NHỮNG LOÀI ĐỘNG VẬT TO LỚN, HUNG DỮ Ở BẮC CỰC. TRONG PHẦN 2 NÀY CHÚNG TA SẼ ĐẾN VỚI NHỮNG LOÀI ĐỘNG VẬT KHÁC NHỎ HƠN. 5. CÁO BẮC CỰC có bộ lông dày đến mức nó chỉ thấy lạnh khi nhiệt độ xuống tới -50 độ C! Nó có bộ lông trắng vào mùa đông và nâu vào mùa hè. Cáo Bắc Cực ăn thịt thỏ. Nó cũng bắt cả chuột lemmút vốn là loại gặm nhắm chỉ lớn hơn chuột thường. Này thì đanh đá sắc sảo này Em cáo lông trắng cute chưa Hù! Thấy anh biến hình hay không 6. THỎ BẮC CỰC vào mùa hè có lông màu nâu hoặc xám tùy từng vùng. Nhưng vào mùa đông bộ lông của nó trắng như tuyết, vì vậy chúng trở nên vô hình khi bị cáo săn tìm. Em dễ thương lung linh như Ngọc Trinh thế này sao anh cáo nỡ ăn thịt em 7. BÒ XẠ có vẻ to lớn hơn rất nhiều so với cơ thể thật so với cơ thể thật của mình nhờ bộ lông rất dày. Dưới lớp lông dài chấm đất, bò xạ có một lớp lông tơ dày và mềm thương rụng vào cuối mùa đông....
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa