ĐỘNG VẬT BẮC CỰC (P.2)

Ở PHẦN 1 CHÚNG TA ĐÃ GẶP GỠ VỚI NHỮNG LOÀI ĐỘNG VẬT TO LỚN, HUNG DỮ Ở BẮC CỰC. TRONG PHẦN 2 NÀY CHÚNG TA SẼ ĐẾN VỚI NHỮNG LOÀI ĐỘNG VẬT KHÁC NHỎ HƠN.

5. CÁO BẮC CỰC có bộ lông dày đến mức nó chỉ thấy lạnh khi nhiệt độ xuống tới -50 độ C! Nó có bộ lông trắng vào mùa đông và nâu vào mùa hè. Cáo Bắc Cực ăn thịt thỏ. Nó cũng bắt cả chuột lemmút vốn là loại gặm nhắm chỉ lớn hơn chuột thường.
Này thì đanh đá sắc sảo này
Em cáo lông trắng cute chưa
  












Hù! Thấy anh biến hình hay không



6. THỎ BẮC CỰC vào mùa hè có lông màu nâu hoặc xám tùy từng vùng. Nhưng vào mùa đông bộ lông của nó trắng như tuyết, vì vậy chúng trở nên vô hình khi bị cáo săn tìm.


Em dễ thương lung linh như Ngọc Trinh thế này sao anh cáo nỡ ăn thịt em



7. BÒ XẠ 
có vẻ to lớn hơn rất nhiều so với cơ thể thật so với cơ thể thật của mình nhờ bộ lông rất dày. Dưới lớp lông dài chấm đất, bò xạ có một lớp lông tơ dày và mềm thương rụng vào cuối mùa đông. Khi gió to, bò xạ được bảo vệ rất tốt khỏi cái lạnh, nhưng hễ tuyết rơi là bộ lông ẩm ướt của chúng đóng băng lại ngay.


8. VỊT TRỜI vào mùa hè, khi băng tan, quay lại làm tổ và kiếm ăn bên bờ hồ nhỏ, nơi có nguồn thức ăn dồi dào.
Vịt ơi Vịt bay đâu thế


9. NHẠN BIỂN BẮC CỰC đi tránh rét ở bán cầu Bắc vào mùa đông. Loài chim này là loài đi trú xa nhất. Chúng có thể bay chặng đường dài tổng cộng 40.000 km.

Người viết: Đặng Nhật Việt




Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

CHIM CÁNH CỤT

"NHỮNG ĐỘNG VẬT CÓ VÚ ĐẦU TIÊN"