"ĐỘNG VẬT TRÊN DÃY NÚI ANDES VÀ Ở THẢO NGUYÊN

Phía tây Nam Mỹ được bao bọc bởi dãy núi Andes, dãy núi dài nhất thế giới. Nó trải dài trên 8.000 km và cao gần 7.000 m! Phía nam lại là một địa hình hoàn toàn khác, những đồng cỏ khô, ít người ở và thường bị gió mạnh quét qua: đó chính là thảo nguyên.

Lạc đà llama sống trên cao nguyên Andes. Đầu của chúng giống đầu lạc đà thường. Giống lạc đầ, chúng cũng có thể chở hàng hóa nặng trên lưng trên một quảng đường dài. Người ta làm pho mát bằng sữa lạc đầ cái, còn lông của chúng cung cấp một loại len mềm và ấm.








Kền kền khoang cổ là loài chim săn mồi lớn nhất. Với đôi cánh rộng, nó bay lượn vòng tròn trên bầu trời dãy núi Andes rồi lao xuống con mồi thương là xác động vật







 Lạc đà vicuna là họ hàng lạc đà llama nhưng chúng nhỏ hơn và nhanh nhẹn hơn, nên leo núi giỏi hơn. Khi gặp nguy hiểm, cách tự vê duy nhất của chúng là chạy.

Gấu đeo kính là một loài gấu rất hiếm, chỉ có ở Nam Mỹ. Nó sống trên cây trong những cánh rừng nằm dưới chân núi. Nó ăn lá cây, hoa quả, côn trùng, thỉnh thoảng ăn thịt lạc đà thậm chí là cả xác thối. Chúng làm tổ trên cây để ngủ vào ban đêm. Gấu đực có thể nặng tới 200 kg.
Thú ăn kiến là động vật khá kì lạ với cái miệng dài nhọn. Nó ăn kiến và cả mối. Sau khi dùng chân phá tổ mối, nó bắt mồi bằng cái lưỡi dài nhọn dính nhớt.
Tatu rất giống một loài động vật thời tiền sử. Nó đào hang bằng các móng vuốt rõ to và ở trong đó hầu như suốt ngày. Nó chỉ ra ngoài để bắt rắn hoặc ăn trộm trứng. Khi bị tấn công, nó cuộn tròn lại để được lớp mai cứng bảo vệ.
Nhím Nam Mỹ sống lặng lẽ trên cây. Để di chuyển, nó dùng đuôi quấn quanh cành cây. Những cái gai nhọn của nhím thường nằm xuôi trên lưng. Nhưng khi bị đe dọa, nó dựng đứng lên để tự vệ.
Đà điểu Nam Mỹ rất giống đà điểu châu Phi. Đà điểu Nam Mỹ cũng không biết bay nhưng nó chạy rất nhanh trên thảo nguyên. Trong gia đình đà điểu, con đực chịu trách nhiệm ấp trứng và nuôi con.
Đà điểu "trống" nuôi con!

Sói bờm không đi săn mồi theo nhóm giống các loài sói khác, nó sống một mình. Người ta nhận ra nó nhờ cái bờm nhỏ quanh cổ và nhất là bốn cái chân rất dài. 
Sóc thỏ là loài vật gặm nhấm. Nó đào những đường hang dưới đát thảo nguyên. Nó sợ cáo và rắn. Xung quanh lối vào địa đạo của sóc thỏ thường được dọn quang để nó dễ nhìn thấy kẻ thù xâm nhập hơn. 
Chuột lang mara là loài "thỏ thảo nguyên". Với hai chân sau lớn, nó nhảy và chạy giống thỏ. Con vật gặm nhấm này đào hang nhưng nó cũng sẵn sàng định cư trong hang của sóc thỏ,
Người viết: Lê Quang Vinh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

CHIM CÁNH CỤT

"NHỮNG ĐỘNG VẬT CÓ VÚ ĐẦU TIÊN"

ĐỘNG VẬT BẮC CỰC (P.2)